Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Thị trường cho thuê văn phòng sẽ khởi sắc

Cho thuê văn phòng

BĐS Việt Nam được nhận định là một trong những thị trường mới nổi trong khu vực, với cơ cấu dân số trẻ, chi phí nhân công thấp, vị trí tiềm năng… Bất chấp những khó khăn về thắt chặt tín dụng, thị trường cho thuê văn phòng trên mọi phân khúc vẫn chưa có nhiều tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn hy vọng vào sự trỗi dậy của các dự án tại Việt Nam trong năm 2012. 
cho thuê văn phòng
Cho thuê văn phòng
Trong thời gian qua, nhiều dự án, đặc biệt là các dự án cho thuê văn phòng du lịch nghỉ dưỡng đã được các chủ đầu tư nội đưa ra giới thiệu với khách hàng nước ngoài, mang đến sự đa dạng trong việc hợp tác đầu tư, bước đầu thành công với thị trường ngoại. Với sự hấp dẫn về vị trí, giá cả, chính sách ưu đãi... nhiều nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp triển khai thêm nhiều dự án liên doanh với các DN Việt Nam. Là một trong những quỹ đầu tư BĐS hàng đầu tại Việt Nam, năm 2011, Indochina Land (Cty BĐS thuộc Indochina Capital) đã thành công tại hầu hết các dự án bán căn hộ, đạt doanh thu khoảng 40 triệu USD. Hiện tại, Indochina Land đang chuẩn bị khởi động cho chiến dịch ra mắt sản phẩm dự án biệt thự có diện tích khoảng 8ha đặt tại khu vực miền Nam. Ngoài ra, BĐS Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản. Tập đoàn Tama Home (Nhật Bản) cũng vừa ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Cty CP Đầu tư xây dựng & VLXD (Cotec Group). Theo đó, Tama Global Investment Pte.Ltd., thành viên của Tập đoàn Tama Home sẽ mua 20% cổ phần của Cty Cotecland - thành viên của Cotec Group, cùng hợp tác, phát triển các dự án BĐS Blue Sapphire Resort Vũng Tàu, Blue Sapphire Tower Vũng Tàu, Blue Sapphire Bình Phú, Blue Sapphire Mũi Né Resort & Spa, căn hộ cao cấp Hà Nội, khu nghỉ dưỡng có diện tích khoảng 500ha tại Đà Lạt…
Ông Neil MacGregor - PGĐ Điều hành Savills Việt Nam cho biết, xây dựng và kinh doanh BĐS tại Việt Nam là những lĩnh vực rất hấp dẫn. Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Trong cuộc bình chọn mới đây, thị trường cho thuê văn phòng Việt Nam được các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm, vượt qua cả Ấn Độ và Malaysia. Theo dự báo của Savills Việt Nam, ngoài những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào Việt Nam như Mỹ, Hàn Quốc... BĐS Việt Nam sẽ đón nhận nhiều quỹ đầu tư mới được hình thành tại thị trường Việt Nam, cùng sự góp mặt của một vài đại diện đến từ châu Á và các nước Trung Đông.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho hay, trong 11 tháng qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào BĐS đạt 464,13 triệu USD. Đặc biệt, trong năm 2011, Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS (AFIRE) đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 22 giao dịch thuộc lĩnh vực BĐS, chủ yếu là chuyển nhượng dự án của đối tác trong nước sang các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị khoảng 250 triệu USD. Hiện có rất nhiều thương vụ liên kết đầu tư nước ngoài đang trong giai đoạn thương lượng. Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố, thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên số các thương vụ đầu tư dự báo sẽ tăng lên rất nhanh trong các năm tiếp theo.
Trong bối cảnh thị trường BĐS Việt Nam bị thắt chặt tín dụng, rất thiếu vốn, các DN Việt Nam bắt buộc phải tìm kiếm các nguồn lực tài chính mới thông qua các hình thức hợp tác như tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết; bán toàn bộ dự án; bán nguyên block căn hộ hoặc bán mặt bằng bán lẻ và cho thuê văn phòng… tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài có thêm điều kiện trong việc thâm nhập thị trường này tại Việt Nam. Một số động thái tích cực trên cho thấy, niềm tin, sự kỳ vọng về sự khôi phục của thị trường BĐS Việt Nam trong tương lai gần của các nhà đầu tư nước ngoài đang dần hiện hữu, hứa hẹn hợp tác thành công, hiệu quả, chất lượng.
Nhu cầu về BĐS ở những khu vực tiềm năng, vị trí thuận tiện ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Trong đó, một số phân khúc chính như dự án du lịch nghỉ dưỡng; trung tâm thương mại và căn hộ hạng trung sẽ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài để ý trong thời gian tới. Việc tìm kiếm vốn để sinh tồn trong thời kỳ BĐS đóng băng từ các quỹ đầu tư nước ngoài có thể sẽ tạo nên cuộc đua tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, để BĐS Việt Nam từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, ngoài năng lực của các nhà đầu tư nước ngoài, các DN BĐS trong nước khi tham gia liên doanh, kiên kết cần phải trang bị một kế hoạch tốt, một ý tưởng tốt và một dự định tốt về lâu dài. Có như vậy, với bất cứ một dự án nào khi được nước ngoài đầu tư, chúng ta đều có thể mang lại sự thành công nhất định cho nó và hy vọng lượng vốn mới này sẽ phần nào giúp thị trường BĐS Việt Nam bước vào năm 2011 với sự khởi sắc mới, thoát khỏi tình cảnh ảm đạm như hiện nay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét